Hello
Phòng Bán Hàng Trực Tuyến
Điện thoại: (024) 3516.0888 – 1900 0323 (phím 1)
Showroom 49 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3563.9488 – 1900 0323 (phím 2)
Phòng Dự Án Và Doanh Nghiệp
Điện thoại: (024) 0919.917.001– 1900 0323 (phím 3)
An Phát 84T/14 Trần Đình Xu – TP HCM
Điện thoại: (028) 3838.6576 – (028).3838.6569
Tư Vấn Trả Góp
Điện thoại: 1900.0323 phím 4 – 0936.021.377
Hỗ Trợ Kĩ Thuật
Điện thoại: 1900.0323 phím 5 - 0902.118.180 hoặc 090.218.5566
Hỗ Trợ Bảo Hành
Điện thoại: 1900.0323 phím 6 - 0918.420.480
Khách hàng Online
Khách hàng Showroom Hà Nội
◆ 49 Thái Hà
Hotline - 0918.557.006◆ 151 Lê Thanh Nghị
Hotline - 0983.94.9987◆ 63 Trần Thái Tông
Hotline - 0862.136.488◆ Bắc Ninh
Hotline - 0972.166.640Khách hàng Showroom TP.HCM
◆158-160 Lý Thường Kiệt
Hotline - 0917.948.081◆ 330-332 Võ Văn Tần
Hotline - 0931.105.498Khách hàng Doanh nghiệp - Dự án
Bạn là người chuẩn bị dấn thân vào sự nghiệp lập trình viên đang băn khoăn nên chọn PC như thế nào để “khởi nghiệp”? Hay bạn là một lập trình viên có kinh nghiệm và đang muốn nâng cấp chiếc PC cũ của mình để theo kịp thời đại? Sau đây hãy cùng An Phát Computer tìm hiểu cấu hình PC cho lập trình viên nên lựa chọn những loại linh kiện gì để build và cùng tham khảo một số cấu hình tốt nhất nhé!
CPU chính là đầu não của hệ thống xử lý các tác vụ quan trọng nhất
Có thể nói bộ vi xử lý (CPU) chính là linh kiện giành được sự chú ý đầu tiên khi nói đến việc build PC nói chung và chọn cấu hình PC cho lập trình viên nói riêng. Đây chính là thành phần nắm giữ sức mạnh xử lý hầu như tất cả các tác vụ diễn ra trong suốt quá trình hệ thống chạy. Các lệnh từ phần cứng cho đến phần mềm đều phải thông qua CPU để từ đó thực hiện được đúng các chức năng.
Các phần mềm lập trình phổ biến ngày nay đòi hỏi CPU phải mạnh
Việc lập trình là một công việc phức tạp, mỗi câu lệnh đều đòi hỏi khả năng tính toán và logic cao, chưa kể tới việc các thuật toán lập trình ngày càng trở nên tinh vi hơn và các khối lượng dữ liệu xử lý sẽ tăng lên theo dần theo thời gian. Các phần mềm lập trình phổ biến như Visual Studio Code, Sublime Text, Eclipse hay Dreamweaver đều khuyến nghị cấu hình có CPU tối thiểu là từ quad-core (tức 4 core) trở lên vì vậy để PC đủ sức xử lý được các khối lượng dữ liệu lớn và dùng cho lâu dài bạn sẽ cần tới các CPU có ít nhất từ 6 nhân 12 luồng trở lên như Intel Core i5-11400, Intel Core i7-12700, Ryzen 5 5600X, Ryzen 7 5800X…
Phân khúc Intel Core i5 & AMD Ryzen 5 trở lên là những sự lựa chọn tốt nhất
Tóm lại, những CPU từ phân khúc Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 trở lên ra mắt trong vòng 2 năm trở lại đây sẽ là những bộ vi xử lý tốt nhất trong cấu hình PC dành cho lập trình viên.
➤ Xem ngay các loại CPU phù hợp tại đây.
Càng nhiều RAM sẽ giúp cho khả năng đa nhiệm của PC được cải thiện
Hầu hết các phần mềm lập trình phổ thông thường sẽ ngày càng ngốn RAM hơn tùy theo độ phức tạp của các dự án. Có rất nhiều các công đoạn xảy ra trong cùng một lúc, vì vậy sở hữu một lượng RAM lớn sẽ cho phép bạn chạy IDE, trình gỡ lỗi và trình mô phỏng hoặc mã đã biên dịch của bạn cùng lúc - điều này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian để tập trung xử lý thêm các công việc khác.
Hãy đảm bảo máy bạn đủ ít nhất 8GB RAM để có thể lập trình
Để chạy các phần mềm lập trình trên Windows thì bạn hãy chọn dung lượng RAM để build tối thiểu là 8GB, loại bộ nhớ từ DDR4 trở lên.
Nếu điều kiện cho phép hãy chọn ngay hoặc nâng cấp dung lượng RAM lên 16GB, 32GB hoặc có thể nhiều hơn nếu như trong quá trình sử dụng bạn thấy máy bị chậm hay giật lag.
➤ Xem ngay các loại RAM tại đây.
Tốc độ đọc/ghi của ổ cứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc lập trình khi cần khai thác dữ liệu có nhiều file nhỏ hoặc các lệnh phức tạp trong phần mềm lập trình cùng với việc khởi động các chương trình. Tốc độ đọc/ghi càng nhanh đồng nghĩa với việc khởi động máy nhanh hơn, tải dự án nhanh hơn, biên dịch nhanh hơn, khởi chạy các ứng dụng đã lập trình nhanh hơn. Từ đó tiết kiệm được thêm thời gian để bạn có thể làm những công việc khác đang chờ mình.
Tốc độ vượt trội của SSD NVMe so với các loại ổ cứng còn lại
Một chiếc ổ SSD dạng NVMe sẽ là sự lựa chọn hàng đầu bởi tốc độ đọc/ghi của nó rất nhanh - đều được tính bằng GB/s. Bên cạnh đó giá của các loại SSD này hiện nay đều đang rất rẻ và không chênh lệch nhau quá nhiều so với với các ổ SSD SATA (tốc độ thấp hơn ít nhất 2-3 lần).
Ổ cứng dung lượng từ 500GB sẽ đủ dùng
Bạn cũng nên lưu ý đến dung lượng của ổ cứng. Nếu trước mắt bạn chỉ lắp 1 ổ cứng trong máy thì hãy chọn ổ cứng dung lượng từ 500GB trở lên để thoải mái lưu trữ hơn tránh bị tình trạng đầy ổ cứng sau khi cài Windows & một số phần mềm cần thiết khác (với cá nhân người viết thì bình thường bạn nên dành khoảng 100-120GB cho ổ C để chứa Windows cho thoải mái).
➤ Xem ngay các loại ổ cứng SSD NVMe tại đây.
Hãy chú ý xem Mainboard bạn đang chọn có hỗ trợ socket của CPU không nhé
Mainboard đóng vai trò kết nối các linh kiện khác trong máy với nhau. Điều cần lưu ý nhất khi bạn chọn mainboard là xem nó có hỗ trợ socket mà CPU đang sử dụng hay không. Chẳng hạn như nếu bạn chọn Intel Core i5-12400 có socket là LGA 1700 thì bạn phải chọn Mainboard có hỗ trợ socket LGA 1700 luôn chẳng hạn như các loại main H610, B660 hay Z690. Bên cạnh đó, kích thước của Mainboard cũng là điều cần lưu tâm khi bạn muốn sử dụng vỏ case to hay nhỏ.
Một số loại mainboard đặc biệt như MSI Z590 Pro có tích hợp WiFi.
Nếu như bạn kỹ tính hơn, bạn có thể để ý xem các loại mainboard đó có tích hợp các công nghệ gì mà bạn có nhu cầu sử dụng tới không. Chẳng hạn như có đèn RGB, tích hợp wifi, bộ tản VRM lớn, có 1 hay nhiều khe cắm M.2… Như đã đề cập trong phần ổ cứng thì ít nhất bạn nên quan tâm xem chiếc bo mạch mà bạn đang chọn có mấy khe cắm M.2 để lắp ổ SSD.
➤ Xem ngay các loại bo mạch chủ tại đây.
Hãy chọn những bộ nguồn từ các hãng sản xuất tên tuổi
Là bộ phận có vai trò cấp điện cho toàn hệ thống hoạt động, bộ nguồn của bạn chọn nên là bộ nguồn đến từ các hãng danh tiếng trên thị trường như Seasonic, FSP, Cooler Master, Corsair… Những hãng này chuyên sản xuất những sản phẩm nguồn máy tính với những linh kiện tốt & bền sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định và bảo vệ máy tính của bạn trong những sự cố về điện đột ngột.
Bảng tính mức công suất thực của từng chuẩn 80plus
Bạn cũng nên chú ý tới chuẩn 80plus của bộ nguồn. Đây chính là nhân tố quyết định xem bộ nguồn đó có công suất thực là bao nhiêu W để cấp cho dàn máy tính của bạn so với công suất ghi trên nguồn. Trong hình trên là phân loại các chuẩn 80plus bao gồm từ Standard tới Titanium. Đối với người dùng cá nhân thông thường thì chỉ cần chuẩn Bronze, Silver hoặc Gold là đã quá đủ dùng và giá thành của các loại này cũng phải chăng hơn so với hạng Platinum và Titanium.
Một bộ nguồn khoảng 500-550W là đủ nếu như bạn không sử dụng card đồ họa mạnh
Nếu không sử dụng card màn hình hoặc có sử dụng các loại card màn hình không nguồn phụ thì bạn sẽ cần cho mình một bộ nguồn có công suất khoảng 500-550W - đủ để sử dụng lâu dài trong trường hợp nâng cấp CPU hoặc card màn hình tầm trung trở xuống. Còn nếu như bạn có ý định sử dụng các loại card màn hình cao cấp thì bạn nên xem trước từ hãng sản xuất card xem yêu cầu bộ nguồn bao nhiêu. Thường thì với những mẫu card cao cấp nhất như RTX 3090Ti hay RX 6900XT sẽ yêu cầu bộ nguồn lên tới 900-1000W.
➤ Xem ngay các loại nguồn máy tính phù hợp tại đây.
Đây là linh kiện mà các bạn nên cân nhắc kỹ bởi nếu như chỉ đơn thuần lập trình thì chiếc PC của bạn sẽ không cần tới sức mạnh của card màn hình - trừ khi bạn làm lập trình liên quan tới đồ họa như lập trình game, thiết kế model 3D… hay đơn giản là muốn… chơi game giải trí. Tất nhiên nếu như bạn muốn cấu hình PC cho lập trình viên của mình có thể phục vụ nhiều mục đích hơn thì bạn có thể cân nhắc lắp thêm VGA tùy theo mục đích đó là gì.
Các loại card Quadro rất được ưa chuộng cho mục đích làm việc chuyên nghiệp
Đối với những bạn muốn làm thêm các công việc về thiết kế đồ họa, dựng video, vẽ 3D có thể lựa chọn dòng card Quadro của NVIDIA. Đây là dòng sản phẩm chuyên dụng để dựng phim, làm hình ảnh chuyên nghiệp. Một số sản phẩm được ưa chuộng với giá thành phải chăng là Leadtek NVIDIA T600, Leadtek NVIDIA T1000 hay cao cấp hơn là RTX A4000.
Các loại card màn hình chơi game thuộc dòng GTX, RTX hay Radeon sẽ giúp bạn trải nghiệm game tốt nhất
Đối với những bạn muốn giải trí chơi game thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn với các dòng card Geforce đến từ NVIDIA và Radeon đến từ AMD trải dài từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. Nếu như bạn không quá dư dả bạn có thể chọn những loại card từ 5 triệu trở xuống tiêu biểu như GTX 1660Ti, GTX 1650, RX 560… là đã đủ để chiến các game ở mức setting medium hoặc high. Nếu ngân sách của bạn thoải mái, hãy nhắm tới những sản phẩm cao cấp hơn như RTX 3070Ti, RTX 3080, RX 6800XT… để có những trải nghiệm game tuyệt vời với mức setting cao nhất.
➤ Xem ngay các loại card màn hình tại đây.
Vỏ case là thành phần có lẽ ít quan trọng nhất trong việc lựa chọn cấu hình PC cho lập trình viên. Nó đơn giản chỉ là nơi sắp xếp các linh kiện bên trong. Tuy nhiên đối với một số người dùng thì cũng là thứ để có thể “khoe” cá tính của mình.
Vỏ case Mini ITX sẽ đem lại góc làm việc tối giản, gọn gàng
Đối với những bạn không quá cầu kỳ về ngoại hình có thể chọn cho mình những loại vỏ case rẻ chỉ cần có không gian đủ để lắp vừa main, tản nhiệt hay card màn hình (nếu có) là đã quá đủ.
Đối với những bạn lập trình viên cần không gian “sạch”, tối giản thì những chiếc vỏ case Mini-ITX sẽ rất phù hợp bởi kích thước nhỏ gọn, dễ dàng sắp xếp vị trí ở nhiều góc khác nhau.
Vỏ case mid tower đẹp mắt và sẽ có nhiều không gian để sắp xếp linh kiện dễ dàng
Đối với những bạn thích sự hầm hố, nổi bật thì những vỏ case mid tower trở lên cùng hệ thống quạt tản nhiệt rgb là những sự lựa chọn tuyệt vời. Ưu thế của loại vỏ case này còn nằm ở không gian diện tích rộng rãi nên bạn có thể thoải mái lựa chọn những linh kiện lắp đặt không lo vướng víu. Không gian rộng cũng giúp cho luồng không khí lưu thông bên trong dễ dàng hơn và tản nhiệt hiệu quả hơn.
➤ Xem ngay các loại vỏ case tại đây.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi chọn cấu hình PC cho lập trình viên. Nếu bạn muốn tự mình build những cấu hình PC cho lập trình viên phù hợp nhất hãy click tại đây để lựa chọn những linh kiện ưng ý nhất cho dàn PC của mình.
Nếu như bạn đọc đến đây và vẫn băn khoăn chưa chọn được những linh kiện phù hợp với bản thân thì đừng lo, An Phát Computer sẽ gợi ý cho bạn những cấu hình PC cho lập trình viên để bạn tham khảo từ đó đưa ra những quyết định tốt nhất nhé.
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời chuyên dụng
Nhược điểm: Ổ cứng dung lượng thấp
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời mạnh chơi game, tản nhiệt CPU riêng
Nhược điểm: Ổ cứng dung lượng thấp
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời chuyên dụng
Nhược điểm: Ổ cứng dung lượng thấp
Cấu hình máy:
Tản nhiệt CPU SSTC-AC3H92RGB LED RGB ( LGA1700)
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời chơi game, tản nhiệt CPU riêng, 2 ổ cứng SSD & HDD kết hợp
Nhược điểm: Không
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời chơi game, tản nhiệt CPU riêng
Nhược điểm: Nguồn vừa đủ
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời mạnh chơi game, tản nhiệt CPU riêng, nguồn Modular đi dây gọn gàng.
Nhược điểm: Không
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời mạnh chơi game, tản nhiệt CPU riêng
Nhược điểm: Nguồn vừa đủ
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời chuyên dụng, tản nhiệt CPU riêng, 2 ổ cứng SSD & HDD kết hợp
Nhược điểm: Không
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời chuyên dụng, tản nhiệt CPU riêng, ổ SSD dung lượng lớn
Nhược điểm: Không
Cấu hình máy:
Ưu điểm: CPU & RAM khỏe, có card rời mạnh chơi game, tản nhiệt CPU riêng, nguồn Modular đi dây gọn gàng.
Nhược điểm: Không
Trên đây là 10 cấu hình mà An Phát Computer đề xuất. Hy vọng các bạn sẽ chọn được cho mình những cấu hình PC cho lập trình viên ưng ý nhất. Nếu bạn cần xem thêm các sản phẩm PCAP cấu hình tương tự hãy click tại đây.
Không chỉ là lên cấu hình PC cho lập trình viên, An Phát Computer sẽ đưa ra những lưu ý khi bạn chọn những thiết bị ngoài có liên quan sao cho phù hợp với việc lập trình nhất.
Một chiếc màn hình có độ phân giải từ FullHD trở lên sẽ giúp bạn nhìn rõ các lệnh hơn
Sẽ có rất nhiều thứ hiển thị trên màn hình khi bạn đang lập trình. Vì vậy sở hữu một chiếc màn hình có độ nét cao là điều rất quan trọng. Độ phân giải quá nhỏ sẽ làm cho các chi tiết bị vỡ và gai gây ức chế cho mắt nhìn. Độ phân giải tối thiểu của màn hình để phục vụ việc lập trình là FullHD (1920x1080p). Đây là chuẩn độ phân giải được sử dụng & hỗ trợ rộng rãi ngày nay.
Những màn hình có công nghệ bảo vệ mắt sẽ tốt cho thị lực của bạn
Kích thước của màn hình cũng là điều bạn nên quan tâm. Nếu màn hình quá nhỏ, việc hiển thị nhiều tác vụ cùng một lúc sẽ là rất khó. Còn với màn hình quá to thì sẽ làm bạn mỏi cổ và nhanh mỏi mắt hơn khi phải đảo liên tục để nhìn các chi tiết. Một chiếc màn hình khoảng 24 inch - 32 inch sẽ là vừa đủ để bạn đảm bảo công việc của mình.
Việc lập trình chắc chắn sẽ làm bạn phải ngồi trước màn hình khá lâu vậy nên sự thoải mái khi sử dụng cũng là điều đáng lưu tâm. Nếu có điều kiện bạn hãy chọn cho mình một chiếc màn hình có khả năng điều chỉnh độ gập/ngửa phù hợp với hướng mắt và có công nghệ bảo vệ mắt.
➤ Xem ngay các loại màn hình cho lập trình viên tại đây.
Giá treo màn hình sẽ giúp không gian làm việc trở nên gọn gàng hơn
Với những lập trình viên có nhu cầu sử dụng nhiều màn hình cùng lúc nhưng không gian làm việc lại không được rộng thì việc sắm thêm giá treo màn hình là điều cần thiết. Với chiếc giá treo này bạn có thể làm tất cả các màn hình của bạn trở nên linh động hơn khi có thể xoay, lật sao cho góc nhìn được thoải mái và gọn gàng tiết kiệm diện tích nhất.
➤ Xem ngay các loại giá treo màn hình tại đây.
Các loại bàn phím cơ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các lập trình viên
Nói đến lập trình viên chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ tới việc “cào phím” đầu tiên. Hàng loạt những câu lệnh từ đơn giản đến phức tạp chắc chắn đã tốn không biết bao thời gian của những đôi tay ngày đêm miệt mài gõ phím. Chính vì vậy, lựa chọn một chiếc keyboard êm ái phù hợp là điều rất quan trọng không chỉ về sự chính xác, độ bền mà còn là bảo vệ sức khỏe cho đôi tay của bạn.
Hãy chọn loại switch mang lại cảm giác gõ tốt nhất với bạn
Bàn phím cơ vẫn sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Tùy theo sở thích cá nhân về cảm giác gõ của bạn mà hãy chọn lấy mẫu switch phù hợp nhất đối với mình. Nếu muốn cảm giác gõ êm ái không bị mỏi tay hãy chọn những bàn phím sử dụng switch có lực nhấn nhẹ như Cherry MX Red, Gateron Clear, TTC Gold Pink, Razer Orange… Đặc biệt hơn đối với những switch linear bạn có thể đem đi “lube phím” để cho cảm giác gõ mượt mà hơn và tiếng khi gõ cũng dễ chịu hơn.
➤ Xem ngay các loại bàn phím cơ tại đây.
Ghế công thái học sẽ cho bạn tư thế ngồi chuẩn & dễ chịu
Nếu có điều kiện, hãy chọn cho mình một chiếc ghế công thái học để có được tư thế ngồi làm việc thoải mái trong thời gian dài. Chiếc ghế kiểu này sẽ tạo cho bạn một form lưng & cổ chuẩn chỉ giúp hạn chế những nguy cơ về lưng hay cột sống về sau này.
➤ Xem ngay các loại ghế công thái học tại đây.
➤ Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các sản phẩm hay cần tư vấn để build cấu hình PC cho lập trình viên tốt nhất hãy để lại câu hỏi ngay bên dưới hoặc liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của An Phát Computer ngay nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn! (Hotline: 1900.0323 phím 6)
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là ...
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là ...
Nghệ thuật và công nghệ đã hòa quyện với nhau, tạo ra một lĩnh vực mới đầy sáng tạo: nghệ thuật AI.
Năm Ất Tỵ cũng mang theo những dự đoán về sự biến đổi và phát triển, bởi vì Rắn thường được liên kết với sự thay đổi và lột xác. Đây có thể là ...
Với những cải tiến vượt bậc về hiệu năng, thiết kế và giá thành hợp lý ở trong phân khúc, thì Màn Hình Gaming GIGABYTE GS27F chắc chắn là một trong những ...
Trả lời