Hello
Phòng Bán Hàng Trực Tuyến
Điện thoại: (024) 3516.0888 – 1900 0323 (phím 1)
Showroom 49 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3563.9488 – 1900 0323 (phím 2)
Phòng Dự Án Và Doanh Nghiệp
Điện thoại: (024) 0919.917.001– 1900 0323 (phím 3)
An Phát 84T/14 Trần Đình Xu – TP HCM
Điện thoại: (028) 3838.6576 – (028).3838.6569
Tư Vấn Trả Góp
Điện thoại: 1900.0323 phím 4 – 0936.021.377
Hỗ Trợ Kĩ Thuật
Điện thoại: 1900.0323 phím 5 - 0902.118.180 hoặc 090.218.5566
Hỗ Trợ Bảo Hành
Điện thoại: 1900.0323 phím 6 - 0918.420.480
Khách hàng Online
Khách hàng Showroom Hà Nội
◆ 49 Thái Hà
Hotline - 0918.557.006◆ 151 Lê Thanh Nghị
Hotline - 0983.94.9987◆ 63 Trần Thái Tông
Hotline - 0862.136.488◆ Bắc Ninh
Hotline - 0972.166.640Khách hàng Showroom TP.HCM
◆158-160 Lý Thường Kiệt
Hotline - 0917.948.081◆ 330-332 Võ Văn Tần
Hotline - 0931.105.498Khách hàng Doanh nghiệp - Dự án
Đây có lẽ sẽ là một pha “gỡ gạc” lại đến từ Intel sau nỗi thất vọng đến từ Intel Arc A770.
Intel Arc A750 về bản chất không phải là chiếc card ở phân khúc trung cấp như Intel Arc A770, và tất nhiên giá trị của chiếc card này cũng là khá vừa túi tiền khi có MSRP ở mức 289 USD (khoảng 7 triệu đồng). Với tầm giá này, Intel Arc A750 có vai trò thậm chí quan trọng hơn người anh em cao cấp hơn của mình khi góp phần cạnh tranh về mức giá đối với các dòng card màn hình ở phân khúc entry-level (phổ thông).
Arc A750 chính xác là phiên bản cắt giảm vừa phải của Intel Arc A770. Nó đi kèm với 28 nhân Xe, sử dụng kiến trúc Xe-HPG, tức chỉ sở hữu bốn trong số 32 nhân Xe của card đồ họa Intel Arc A770.
Với 8GB DDR6 VRAM, thực sự đây là một dung lượng bộ nhớ có phần “dư dả” so với mức độ phân giải chính mà chiếc card này nhắm tới là 1080p. Thậm chí theo hiệu năng test dưới đây của chuyên trang PC Gamer thì chiếc card này còn có hiệu năng rất tốt ở độ phân giải lớn hơn là 1440p (2K). Đáng ngạc nhiên hơn, chiếc card này lại có hiệu năng tiệm cận với Intel Arc A770 khi test trên độ phân giải 4K mặc dù ở độ phân giải này cả 2 đều không có hiệu năng tốt khi fps của các tựa game đều không thể đạt được mức 60fps.
Cũng cần lưu ý rằng kiến trúc GPU Alchemist của Intel sẽ hoạt động tốt nhất trong các trò chơi sử dụng API DX12 hoặc Vulkan - về cơ bản, các API hiện đại hơn sẽ được tối ưu tốt hơn. Driver của Intel sẽ tập trung vào việc cải thiện hiệu suất trong các game mới nhất trước tiên và sau đó mới tối ưu cho các game cũ hơn sử dụng API cũ như DX1. Sếp tổng về mảng đồ họa của Intel, Raja Koduri, nói rằng driver của card sẽ được cải thiện dần nhưng việc này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn.
Nếu như sử dụng card đồ họa này bạn sẽ phải chú ý tới kho game mà mình định chơi. Một số trò chơi online phổ biến như Destiny và Liên Minh Huyền Thoại hiện vẫn đang sử dụng thư viện đồ họa DirectX 9 và 11. Tất nhiên những trò chơi như vậy không đòi hỏi cấu hình quá cao tuy nhiên nếu bạn mua chiếc card đồ họa này về chỉ để chơi những game đó thì có lẽ sẽ là hơi “lãng phí” khi không thể tận dụng hết hiệu năng.
Một điều cần lưu ý nữa đó là phần cứng - cụ thể đó chính là CPU và Mainboard của bạn - phải hỗ trợ Resize BAR (công nghệ chia sẻ bộ nhớ của GPU và CPU với nhau từ đó gia tăng kích thước VRAM) để chiếc card màn hình Intel Arc A750 hay A770 có thể chạy tối đa hiệu năng của nó. Nếu bạn đang sử dụng những phần cứng mới trong vài năm trở lại đây (từ Intel gen 10 hay Ryzen 3000) thì bạn sẽ không phải lo về điều này. Theo kết quả benchmark của PC Gamer khi sử dụng những phần cứng cũ hơn không hỗ trợ thì hiệu năng bị chênh lệch sẽ rơi vào khoảng 22% trên độ phân giải 1080p cho chiếc card Intel Arc A770 và rất nhiều khả năng Intel Arc A750 cũng sẽ tụt ở mức tương tự.
Và giờ hãy xét đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp “đáng gờm” của nhân vật chính hôm nay, đó chính là RX6600 đến từ AMD. Hiện tại giá của chiếc card này đang là điểm mạnh khi đã giảm đáng kể khi chỉ còn ở mức chưa tới 250 USD (khoảng 6 triệu). Khi so với mức giá của Intel Arc A750 và RTX 3050 chúng ta có thể thấy một sự chênh lệch giá đáng kể ít nhất là 40-50 USD, đây chính là một điểm trừ nữa của sản phẩm đến từ nhà Intel.
Trên biểu đồ có thể thấy Intel Arc A750 và RX6600 đều có mức fps xấp xỉ bằng nhau khi test game ở độ phân giải 1080p trừ một số game được tối ưu riêng cho AMD như Assassin's Creed Valhalla hay với Intel là Metro Exodus.
Khi test trên độ phân giải 2K, chúng ta có thể thấy bắt đầu có sự chênh lệch đáng kể. Ngay cả khi test trên game “sân nhà” của AMD là Assassin's Creed Valhalla Intel Arc A750 cũng có phần nhỉnh hơn RX6600.
Tiếp theo hãy xem Intel Arc A750 sẽ có hiệu năng như thế nào khi bật Ray Tracing. Có thể thấy kết quả benchmark trên biểu đồ khá bất ngờ khi chiếc card này lại có hiệu năng tốt vượt kỳ vọng đến như vậy khi chỉ thua kém RTX 3060 và chính Intel Arc A750 vài fps. Điều này cực kỳ ấn tượng vì đây chỉ mới là thế hệ card đồ họa đầu tiên nhưng Intel cho thấy họ không tốn quá nhiều thời gian để có thể bắt kịp các đối thủ cạnh tranh, cụ thể ở đây là NVIDIA khi hãng này đã phát triển và tối ưu tính năng Ray Tracing từ vài năm trước.
Như vậy, tổng thể về hiệu năng thì nếu chỉ chơi ở độ phân giải 1080p thường thì Intel Arc A750 vẫn thua thiệt hơn RX6600 khi mức fps không chênh lệch mấy và giá của sản phẩm nhà AMD lại rẻ hơn. Tuy nhiên, khi chơi ở độ phân giải cao hơn hoặc bật các tính năng cải thiện đồ họa như Ray Tracing hay Intel XeSS thì Intel Arc A750 tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều.
Giờ hãy xét đến điện năng tiêu thụ. Từ biểu đồ trên ta có thể thấy Intel Arc 750 ăn khá nhiều điện (trung bình 211W và tối đa 260W) gần ngang với mức tiêu thụ của Intel Arc A770 và nhiều hơn đáng kể so với RTX 3060 khi chiếc card này chỉ tốn trung bình 175W và tối đa 198W.
Theo lý thuyết thì ngốn nhiều điện chắc chắn sẽ nóng hơn. Tuy nhiên có lẽ nhờ bộ tản nhiệt được thiết kế tốt nên nhiệt độ của Intel Arc A750 lại rất ấn tượng khi chỉ 70 độ ở mức tối đa trong khi RTX 3060 lại cao hơn với 75 độ.
Tổng kết lại, Intel Arc A750 là một chiếc card rất đáng chú ý với hiệu năng và nhiệt độ rất ấn tượng so với kỳ vọng ở một chiếc card mới “chân ướt chân ráo” xuất hiện trong thị trường. Có thể tóm gọn lại ưu và nhược điểm của nó như sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Intel Arc A750 và Intel Arc A770 sẽ chính thức lên kệ vào ngày 12/10/2022. Hãy đón chờ thêm những thông tin thú vị về bộ đôi card màn hình đến từ Intel này từ An Phát Computer nhé!
➤ Tham khảo ngay các sản phẩm VGA - Card màn hình
Nếu bạn quan tâm tới các sản phẩm card màn hình hay PC chơi game hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên tư vấn của An Phát Computer ngay nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn! (Hotline: 1900.0323 phím 6)
Nghệ thuật và công nghệ đã hòa quyện với nhau, tạo ra một lĩnh vực mới đầy sáng tạo: nghệ thuật AI
Nghệ thuật và công nghệ đã hòa quyện với nhau, tạo ra một lĩnh vực mới đầy sáng tạo: nghệ thuật AI.
Năm Ất Tỵ cũng mang theo những dự đoán về sự biến đổi và phát triển, bởi vì Rắn thường được liên kết với sự thay đổi và lột xác. Đây có thể là ...
Với những cải tiến vượt bậc về hiệu năng, thiết kế và giá thành hợp lý ở trong phân khúc, thì Màn Hình Gaming GIGABYTE GS27F chắc chắn là một trong những ...
Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ việc hỗ trợ học ...
Trả lời